Thông thường bước đầu thành lập doanh nghiệp cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố để có thể thành lập, duy trì và phát triển, đặc biệt cần sự quản lý từ nhiều mảng. Trong đó, nguồn vốn chính là sự quan tâm đặc biệt bởi các nhà đầu tư, nó mang ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển doanh nghiệp, Vậy nên, vấn đề tài chính doanh nghiệp mang khái niệm, chức năng và nguyên tắc tổ chức như thế nào đối với tài chính doanh nghiệp.
Table of Content
1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp
- Khái niệm về tài chính thường được bắt nguồn bởi những mối quan hệ kinh tế, đồng thời phân phối những mối quan hệ trong quá trình phân phối những tài sản. Có thể xem đây là thuật ngữ để mô tả sơ bộ về diễn biến tài chính trong một doanh nghiệp.
- Ngoài ra, bản chất tài chính của doanh nghiệp là những hoạt động liên quan đến nguồn vốn để đầu tư nhằm nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp, được mô tả dưới hình thức quỹ tiền tệ trong quá trình phát triển gắn liền với hoạt động của một doanh nghiệp.
2. Chức năng của tài chính doanh nghiệp
2.1. Tạo vốn và luân chuyển vốn: có thể nói chức năng này là ưu tiên hàng đầu đối với doanh nghiệp, bởi sự luân chuyển đảm bảo sự ổn định của nguồn vốn, đủ để duy trì mọi hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt có thể đáp ứng được mọi phát sinh trong quá trình kinh doanh và sản xuất.
2.2. Phân phối thu nhập: là chức năng dùng để cân đối nguồn vốn một cách hợp lí, từ đó có thể đạt hiệu quả tối đa cho từng đồng vốn, có thể thúc đẩy mọi hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
2.3. Kiểm tra giám sát quá trình luân chuyển vốn: là một chức năng rà soát những nguồn vốn đã đưa vào hoạt động, như vậy những bộ phận liên quan có thể quan sát tình hình chung của quá trình sản xuất, từ đó có thể đưa ra những định hướng phát triển, nhằm nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng.

Vai trò của Tài chính Doanh nghiệp
3. Vai trò của tài chính doanh nghiệp
3.1. Huy động vốn: có thể nói huy động nguồn vốn là vai trò đặc biệt quan trọng nhất của doanh nghiệp, có thể đảm bảo mọi hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, có nguồn vốn ổn định có thể duy trì sản xuất và đầu tư liên tục không bị trì trệ, từ đó có thể quyết định được sự phát triển của hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp.
3.2. Cải thiện hiệu quả trong kinh doanh: Mỗi doanh nghiệp cần đặt ra mục tiêu tài chính riêng, giúp ban đại diện doanh nghiệp định hướng đúng đắn đường lối phát triển của doanh nghiệp, tận dụng cơ hội tốt nhất để cân bằng kinh doanh. Tuy nhiên, dựa vào việc huy động tối đa nguồn vốn có thể giảm những tổn thất, thiệt hại trong quá trình kinh doanh bởi việc thiếu hụt nguồn vốn, như vậy doanh nghiệp hạn chế được việc xoay vòng nguồn vốn, hạn chế vay vốn ngân hàng, từ đó giúp doanh nghiệp tiết kiệm những phần lãi vay, góp phần tăng lợi nhuận sau thuế.
Xem thêm: Dịch vụ Kế toán tại Bình Dương uy tín
3.3. Kích thích sản xuất kinh doanh:
- Tài chính doanh nghiệp là hiệu ứng đòn bẩy kích thích, được dùng để điều tiết quá trình sản xuất và kinh doanh. Không dừng lại ở đó hiệu ứng này còn được xem là vai trò diễn tả quá trình thu hút nguồn vốn và xác định giá bán tối ưu khi phát hành đơn hàng và cổ phiếu.
- Ngoài ra, vai trò này có có giá trị trong quá trình điều hành hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, được thông qua bởi những hoạt động phân phối nguồn thu nhập giữa.
3.4. Sử dụng hiệu quả vốn: Để đáp ứng nhu cầu sử dụng nguồn vốn hiệu quả và tiết kiệm thì những hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để đáp ứng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp luôn theo nhu cầu của thị trường, ban quản trị doanh nghiệp cần phải sử dụng nguồn vốn hiệu quả và tiết kiệm.
3.5. Kiểm soát kinh doanh của doanh nghiệp: quá trình kiểm soát kinh doanh giúp ban quản lí doanh nghiệp kiểm soát được tình hình thu chi hằng ngày, có thể nói đây là cơ sở để theo dõi được những sai lầm trong quá trình kinh doanh, từ đó đặt ra được mục tiêu mới hiệu quả hơn.
4. Nguyên tắc tổ chức tài chính doanh nghiệp
4.1. Tôn trọng pháp luật:
- Điều kiện cơ bản để doanh nghiệp có thể hoạt động lâu dài chính là tôn trọng pháp luật, bởi nguồn gốc tài chính của doanh nghiệp đều được thông qua dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.
- Hơn hết, các chỉ tiêu doanh nghiệp đặt ra đều dựa vào chỉ tiêu hệ số nợ và cơ cấu thành phần vốn, vậy nên ban quản lí càng phải có cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính. Tuy nhiên để quá trình đó có thể quá triển hiệu quả, doanh nghiệp cần tổ chức tốt mọi công tác về hạch toán-kế toán .
4.2. Có kế hoạch:
- Tuy nhiên, mọi hoạt động của doanh nghiệp đều phải dựa theo nguyên tắc, kế hoạch có sẵn. Đồng nghĩa với việc mọi hoạt động tài chính đều phải lập kế toán chi tiêu rõ ràng, từ ngắn hạn cho đến dài hạn.
4.3. Đạt được hiệu quả:
- Đạt được hiệu quả tài chính là hiệu quả tốt nhất tác động đến quá trình sản xuất và kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Vậy nên, bộ phận tài chính của mỗi doanh nghiệp đều phải mang những tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh và sản xuất một cách hiệu quả, bởi đó là nền tảng để nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Đặc biệt, quản lý tài chính còn là cốt lõi để duy trì và phát triển doanh nghiệp một cách lâu dài.
Bài đọc trên, https://lophocketoanvn.com/ muốn gửi đến mỗi doanh nghiệp để có thể nắm được những lý do cần quản lý tài chính. Ngoài ra, những vướng mắc về tài chính và cách quản lý rủi ro tài chính trong quá trình Kế toán-Kiểm toán
Văn Tân